CHUYÊN MỤC HỎI ĐÁP



Theo Thông tư số 329/2016/TT-BTC, những đối tượng sau phải mua bảo hiểm bắt buộc trong đầu tư xây dựng:
– Chủ đầu tư xây dựng, nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng)
– Nhà thầu tư vấn, các tổ chức, cá nhân khác tham gia vào công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của nhà thầu tư vấn (đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng)
– Nhà thầu thi công xây dựng, bao gồm nhà thầu chính và nhà thầu phụ (đối với bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường)

Khách hàng không nên kê khai giá trị tài sản lớn hơn giá thị trường của nó, theo điều 42 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định:

1. Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không được giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị.

2. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm, sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm.

Một số quyền lợi chính và cơ bản nhất mà một du khách nhận được khi tham gia bảo hiểm là:
– Chi phí y tế đối với tai nạn, ốm đau (viện phí, chi phí phẫu thuật, chi phí thuốc men)
– Bồi thường cho trường hợp tử vong do tai nạn
– Bồi thường cho trường hợp thương tật vĩnh viễn
– Chi phí cứu trợ khẩn cấp (quyền lợi này thường chỉ được áp dụng khi đi du lịch nước ngoài)

Bên cạnh đó với mỗi công ty bảo hiểm hoặc với mỗi gói bảo hiểm khác nhau sẽ có thêm những quyền lợi khác nhau như: trợ giúp tìm kiếm khi thất lạc hành lý, thất lạc giấy tờ tùy thân, rủi ro khủng bố, tư vấn pháp lý, … Những quyền lợi này đều được quy định rõ trong Hợp đồng bảo hiểm giữa nhà cung cấp và người sử dụng.

Bảo hiểm trùng trong hàng hải được hướng dẫn tại Điều 313 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2017), theo đó:

1. Trường hợp có hai hoặc nhiều đơn bảo hiểm do người được bảo hiểm, người đại diện của người được bảo hiểm giao kết về cùng đối tượng bảo hiểm và cùng một rủi ro hàng hải mà tổng số tiền bảo hiểm vượt quá giá trị bảo hiểm thì người được bảo hiểm được coi là đã bảo hiểm vượt quá giá trị bằng cách bảo hiểm trùng.

2. Trong trường hợp bảo hiểm trùng quy định tại khoản 1 Điều này thì tất cả những người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường trong phạm vi giá trị bảo hiểm và mỗi người chỉ chịu trách nhiệm tương ứng với số tiền bảo hiểm mà mình đã nhận bảo hiểm.

GỬI CÂU HỎI