CHUYÊN MỤC HỎI ĐÁP



Bảo hiểm hàng không có thể gồm những loại sau:

1. Bảo hiểm vật chất
– Bảo hiểm thân máy bay (kể cả đối với các rủi ro chiến tranh và không tặc)
– Bảo hiểm phụ tùng
– Bảo hiểm các tài sản và trang thiết bị lắp thêm lên máy bay

2. Bảo hiểm trách nhiệm
– Bảo hiểm trách nhiệm chủ sân bay và người điều hành sân bay
– Bảo hiểm trách nhiệm người điều hành bay
– Bảo hiểm trách nhiệm đối với hành khách, hàng lý, hàng hóa, hàng bưu chính
– Bảo hiểm trách nhiệm đối với bên thứ ba (của chủ nhà để máy bay, công ty cung ứng xăng dầu hàng không, công ty cung cấp dịch vụ bảo dưỡng máy bay, dịch vụ hàng hóa, suất ăn và các dịch vụ khác trong lĩnh vực hàng không…)
– Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm

3. Các sản phẩm bảo hiểm khác
– Bảo hiểm tai nạn nhân viên tổ bay
– Bảo hiểm mất khả năng sử dụng máy bay
– Các loại hình bảo hiểm khác

Phụ phí bảo hiểm là mức phần trăm được sử dụng khi định phí bảo hiểm xây dựng công trình, căn cứ vào độ rủi ro thiên tai ở nơi thi công như lũ lụt, bão, động đất, lún sụt. Phụ phí bảo hiểm được quy định theo địa điểm cụ thể trong phụ lục 7 của Thông tư số 329/2016/TT-BTC, chẳng hạn như ở khu vực Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh là 0,04%, Đà Nẵng là 0,05%.

Sản phẩm này bảo hiểm trách nhiệm đối với thiệt hại về tài sản và tính mạng, sức khỏe của bên thứ ba khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trên địa phận và từ hoạt động được bảo hiểm của người được bảo hiểm.

Bảo hiểm trách nhiệm công cộng hình thành dựa trên lập luận là hoạt động đặc thù của mỗi một cá nhân, tổ chức được tiến hành trên trên một địa bàn cụ thể và họ có trách nhiệm đối với những người đi vào địa phận của mình. Ví dụ: chủ cửa hàng phải bồi thường cho thương tích của khách hàng khi bị hàng hóa trên giá rơi trúng người; cơ sở đào tạo phải bồi thường khi quạt trần rơi trúng đầu học sinh , chủ khách sạn phải bồi thường thiệt hại trong sự cố thang máy… Các loại trách nhiệm đó được gọi là trách nhiệm công cộng.

Thông thường Bảo hiểm trách nhiệm công cộng bồi thường các khoản sau:
– Các khoản tiền mà người được bảo hiểm có trách nhiệm pháp lý phải bồi thường đối với những thiệt hại bất ngờ về người (thương tật hoặc ốm đau)
– Những tổn thất hay thiệt hại bất ngờ về tài sản phát sinh từ hoạt động kinh doanh trong thời hạn bảo hiểm và trong phạm vi địa bàn quy định trong giấy chứng nhận bảo hiểm
– Các khoản phí tổn và chi phí kiện tụng bồi hoàn cho bên nguyên đơn chống lại người được bảo hiểm, phát sinh với sự đồng ý bằng văn bản của người bảo hiểm liên quan đến các khiếu nại nào đòi người được bảo hiểm bồi thường thuộc phạm vi bảo hiểm.

Nếu không có thoả thuận khác, Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển bắt đầu có hiệu lực kể từ khi hàng hoá được bảo hiểm rời kho hay nơi chứa hàng tại địa điểm ghi trong Hợp đồng bảo hiểm để bắt đầu vận chuyển và tiếp tục có hiệu lực trong suốt quá trình vận chuyển bình thường. Hợp đồng bảo hiểm kết thúc tại một trong các thời điểm sau, tuỳ thời điểm nào đến trước:
– Khi giao hàng vào kho hay nơi chứa hàng cuối cùng của người nhận hàng hoặc của một người nào khác tại nơi nhận có tên trong Hợp đồng bảo hiểm; hoặc:
– Khi giao hàng cho bất kỳ kho hay nơi chứa hàng nào khác, dù trước khi tới nơi nhận hay tại nơi nhận ghi trong Hợp đồng bảo hiểm mà người được bảo hiểm chọn dùng làm nơi chia hay phân phối hàng hoặc nơi chứa hàng ngoài quá trình vận chuyển bình thường; hoặc:
– Khi giao hàng vào bất kỳ kho hay nơi chứa hàng nào mà hàng bị chuyển tới do nhầm lẫn; hoặc:
– Khi hết hạn 60 ngày kể từ ngày hoàn thành việc dỡ hàng hoá được bảo hiểm khỏi tàu biển tại cảng dỡ hàng cuối cùng ghi trong Hợp đồng bảo hiểm.
Có rất nhiều nước trên thế giới yêu cầu phải có bảo hiểm du lịch trong bộ hồ sơ xin cấp visa. Việc Bảo hiểm du lịch có hoàn tiền nếu trượt visa hay không phụ thuộc vào gói bảo hiểm mà khách hàng mua. Bên cạnh những quyền lợi cơ bản như bảo hiểm thân thể, bệnh cấp bách, các dịch vụ y tế, vé máy bay, phương tiện đi lại, đồ đạc… khách hàng có thể chọn gói có điều khoản hoàn tiền khi trượt visa, hoặc bảo hiểm thay đổi lịch trình nếu nước định đến xảy ra sự cố về an ninh, thiên tai.
Theo quy định của pháp luật liên quan, người tiêu dùng có quyền đòi bồi hoàn, bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn chất lượng, số lượng, giá cả đã công bố hoặc hợp đồng đã giao hàng. Người sản xuất, kinh doanh phải chịu trách nhiệm về sản phẩm mà mình cung cấp ngay cả khi sản phẩm đó được cho, tặng trong chiến dịch khuyến mãi.

Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm là Trách nhiệm pháp lý của người được bảo hiểm (nhà sản xuất, nhà phân phối, người bán buôn, người bán lẻ hay người cung cấp hàng hóa) đối với các thiệt hại về tài sản và sức khỏe mà sản phẩm của họ gây ra cho người tiêu dùng, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường các khoản sau:
– Những thiệt hại bất ngờ về người (thương tật hoặc ốm đau)
– Những tổn thất hay thiệt hại bất ngờ về tài sản gây nên bởi sản phẩm, hàng hóa do người được bảo hiểm bán, cung cấp, sửa chữa, thay thế, xử lý hay phục vụ có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh do Người được bảo hiểm thực hiện và phát sinh trong thời hạn bảo hiểm và trong phạm vi lãnh thổ quy định trong giấy chứng nhận bảo hiểm.
– Các khoản phí tổn và chi phí kiện tụng, phát sinh với sự đồng ý bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm đối với bất kỳ khiếu nại nào đòi người được bảo hiểm bồi thường và việc bồi thường đó phù hợp với các quy định trong quy tắc bảo hiểm.

Trong trường hợp vô tình hay hữu ý, một tài sản đồng thời được bảo hiểm bởi nhiều hợp đồng bảo hiểm hoặc nhiều doanh nghiệp bảo hiểm thì gọi là bảo hiểm trùng. Người mua bảo hiểm chỉ được bồi thường nhiều nhất đúng bằng thiệt hại thực tế của tài sản bị tổn thất mà rủi ro được bảo hiểm gây ra. Điều 44 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định:

1. Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm.

2. Trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thoả thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.

Vì vậy, trước khi mua bảo hiểm tài sản, khách hàng cần kiểm tra xem trước đó đã mua bảo hiểm cho tài sản này chưa, hợp đồng bảo hiểm tài sản đó có còn hiệu lực hay không.

Khi kê khai số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị thực tế của tài sản thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ định phí bảo hiểm phải đóng thấp hơn. Khi giải quyết bồi thường, doanh nghiệp có thể phát hiện ra vấn đề trên và có quyền bồi thường thấp hơn, tương đương với tỉ lệ phí bảo hiểm mà khách hàng đã đóng so với phí bảo hiểm lẽ ra phải đóng đủ nếu kê khai đúng giá trị bảo hiểm. Điều 43 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định:

1. Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm thấp hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.

2. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị được giao kết, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.” Như vậy, nếu kê khai giá trị tài sản thấp hơn giá thị trường thì khách hàng sẽ gặp nhiều thiệt thòi trong giải quyết bồi thường nếu tổn thất xảy ra.

Tái bảo hiểm trong hàng hải được hướng dẫn tại Điều 306 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2017), theo đó:

1. Người bảo hiểm có thể tái bảo hiểm đối tượng bảo hiểm mà mình đã nhận bảo hiểm cho người khác.

2. Hợp đồng tái bảo hiểm độc lập với hợp đồng bảo hiểm gốc, người bảo hiểm gốc vẫn phải chịu trách nhiệm đối với người được bảo hiểm.

Khi tham gia Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu có thể nhận được các lợi ích cơ bản như sau:
– Được bảo vệ tài chính trong trường hợp nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán
– Tăng khả năng đi vay từ các tổ chức tín dụng do có thể coi Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là khoản bảo đảm tiền vay, từ đó có thể tăng lượng hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.

Ngoài ra, tổ chức cung cấp Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thường là thành viên của các Hiệp hội bảo hiểm tín dụng quốc tế, có mạng lưới cung cấp dịch vụ thông tin trên toàn cầu, có chức năng tư vấn rủi ro, cung cấp thông tin về quốc gia nhập khẩu và các đối tác nhập khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu, giúp tiết kiệm chi phí tìm hiểu và đánh giá thông tin về đối tác nhập khẩu, tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế và cải thiện chất lượng của hoạt động xuất khẩu.

GỬI CÂU HỎI