CHÍNH SÁCH CÂN BẰNG THẬN TRỌNG CỦA TRUNG QUỐC

Nguồn: asiainsurancereview.com

 

Theo một báo cáo mới đây từ Hãng dịch vụ đầu tư Moody’s, mục tiêu tăng trưởng khiêm tốn trên 6% của chính phủ Trung Quốc cho năm 2021 và việc chuyển trọng tâm vào các vấn đề dài hạn sẽ có tác động tích cực đối với chất lượng tín dụng của quốc gia.

 

 

Bà Lillian Li – Phó chủ tịch của Moody’s nhận định, “Mục tiêu tăng trưởng GDP thận trọng này sẽ giúp Trung Quốc có không gian triển khai các chính sách dài hạn, như thúc đẩy tiêu dùng trong nước, đảm bảo vấn đề môi trường, tiết kiệm năng lượng, củng cố mạng lưới an sinh xã hội và thúc đẩy các ngành nghề chiến lược. Động thái này cũng sẽ cải thiện chất lượng tín dụng của Chính phủ, đồng thời giảm áp lực tăng trưởng cho chính quyền các địa phương và khu vực (RLG).”

Bên cạnh đó, việc hạ chỉ tiêu sẽ tăng thêm áp lực tín dụng lên RLGs vốn kém linh hoạt, cũng như lãi suất có thể tăng dần sẽ tác động về tín dụng khác nhau đối với các ngân hàng. Một số ngân hàng sẽ thu được lợi nhuận cao hơn khi biên lợi nhuận ròng cải thiện, trong khi một số ngân hàng khác – đặc biệt là những ngân hàng phụ thuộc vào nguồn vốn ngắn hạn từ doanh nghiệp lớn (wholesale funding) – sẽ bị áp lực bởi tính thanh khoản khi các khoản tiền gửi có cơ cấu chi phí cao tiếp diễn.

Ở cấp độ vĩ mô, chính sách tài khóa được thực hiện thường xuyên đã chỉ ra rằng nợ công đang gia tăng, các khoản chi tiêu lớn hơn nhằm tăng năng suất trong những vấn đề dài hạn như đổi mới và cơ sở hạ tầng sẽ vẫn được xem là tín dụng tích cực.

Ngoài ra, việc bình thường hóa chính sách tiền tệ cho thấy trọng tâm của Chính phủ đã chuyển thành ngăn ngừa các rủi ro tài chính như tình trạng đòn bẩy leo thang hay nợ công ở địa phương tăng cao. Theo Moody’s, nợ công của Trung Quốc sẽ đạt đỉnh ở mức 48% -49% GDP vào năm 2024, tăng từ mức 39% GDP vào năm 2019. Mặc dù nhìn chung nợ công gia tăng được xem là tín dụng tiêu cực, nhưng con số trên vẫn thấp hơn mức A (trung bình 50% – 55% GDP) mà Moody’s dự kiến sẽ xảy ra trong vài năm tới.